Ngồi học đúng tư thế, đủ sáng đồng thời bổ sung dưỡng chất cho mắt là những yếu tố quan trọng bảo vệ cho trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh.
1. Ngồi học đúng tư thế
Nội dung:
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, tư thế ngồi học đúng sẽ giúp phòng chống những căn bệnh học đường không may xảy ra cho trẻ, thậm chí có thể gây di chứng đến suốt đời.
Ngồi học sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây cận thị và các bệnh thị lực khác cho trẻ. Không chỉ khiến trẻ mỏi mắt, dễ mệt mỏi mà ngồi sai tư thế sẽ không tốt cho cột sống.
Tư thế của trẻ có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, ngồi chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Vì vậy, việc rèn cho trẻ tư thế ngồi học đúng ngay từ đầu rất quan trọng để tránh những bất lợi về ngoại hình và sức khỏe trẻ trong tương lai nếu ngồi sai tư thế diễn ra trong một thời gian dài.
Ảnh: Internet
2. Học nơi đủ ánh sáng
Ánh sáng tại bàn học cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Ngoài việc trẻ nên ngồi học ở nơi được thiết kế đủ nguồn ánh sáng thì đối với nguồn ánh sáng nhân tạo, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng đèn công suất thấp, có thau chụp để hạn chế ánh sáng chói từ trên cao.
3. Lưu ý khi cho trẻ sử dụng máy tính bảng
Trẻ dưới 12 tuổi khi sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt là máy tính bảng cần có sự quản lý của phụ huynh. Đa phần các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của mắt nên chính bố mẹ là người đảm trách nhiệm vụ rèn luyện những thói quen sinh hoạt tốt để tránh bị các bệnh khúc xạ về mắt như cận thị, lé…
Chỉ nên cho trẻ từ 6 tuổi trở lên được tiếp xúc với máy tính bảng. Cần huấn luyện trẻ thói quen giữ tư thế ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách 30 đến 50cm từ mắt cho đến mặt sách hoặc máy tính bảng. Nếu xem tivi, cần ngồi ở khoảng cách ít nhất là 2m so với ti vi.
Nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30 đến 40 phút xem sách, tivi hoặc máy tính bảng. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để hạn chế xem tivi hoặc máy tính bảng.
4. Khám mắt định kỳ cho trẻ
Một trong những quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh là đợi đến khi trẻ có dấu hiệu giảm thị lực mới bắt đầu đưa trẻ đi khám.
Ảnh: Internet
Việc theo dõi và chăm sóc mắt định kỳ giúp phụ huynh sớm phát hiện các bệnh về mắt ở trẻ, các dấu hiệu không tốt ảnh hưởng đến thị lực để có những giải pháp phòng ngừa, điều trị hợp lí, đảm bảo cho đôi mắt của trẻ khỏe mạnh.
5. Chú trọng chế độ ăn uống cho trẻ
Nghiên cứu cho rằng các thực phẩm có chứa axit béo omega 3, lutein, kẽm, vitamin C hay vitamin E thường có tác dụng hỗ trợ đôi mắt sáng và khỏe hơn, giảm thiểu các vấn đề về thị lực .
Ảnh: Internet
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có một đôi mắt khỏe mạnh bằng các thực phẩm như:
– Các loại rau xanh như rau bina, rau cải … Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác
– Trứng, các loại hạt đậu, bí đỏ Cam và các loại họ nhà cam như chanh, bưởi, đu đủ
– Hàu và thịt lợn
6. Đối với những trẻ đang bị cận thị cần lưu ý
Việc đeo kính không thể ngăn độ cận tăng. Dù đã đeo kính cận, trẻ vẫn có thể bị tăng độ cận thị và buộc phải thay kính. Cận thị chỉ có thể ngưng hẳn khi đến độ tuổi 25-30. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng hoặc gần hơn nếu thấy trẻ có hiện tượng nheo mắt hay xích lại gần khi xem tivi.
Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ. Việc này rất quan trọng, giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý.
Bàn ghế phải phù hợp với độ tuổi, giúp trẻ không phải cúi sát, nhờ đó tránh cận thị hoặc tăng độ cận, động thời tránh gù vẹo cột sống
Lên kế hoạch học tập và giải trí hợp lý giúp tránh trường hợp trẻ học tập quá mức hoặc giải trí quá mức, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt.
Bổ sung các dưỡng chất như vitamin A, B2, C, E, kẽm, lutein, zeaxantin trong thực đơn hàng ngày, giúp chống quá trình oxy hóa và tăng cường thị lực.
Tuệ Nghi
Nguồn suckhoehangngay.vn/thoi-quen-giup-cho-tre-co-mot-doi-mat-khoe-manh-20180626020358271.htm