Đăng bởi

Ngày càng nhiều người trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể

Độ tuổi người bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng trẻ hóa do tác động từ môi trường, lối sống thiếu khoa học và thiếu thói quen chăm sóc mắt tốt. Hiện tỷ lệ bệnh này ở người trẻ lên đến 30%.

Đăng bởi

Tia cực tím gây hại mắt như thế nào

5-10% ung thư da xuất hiện ở mí mắt. Đôi mắt là bộ phận duy nhất của cơ thể có các nội mô tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Tình trạng tầng ozone suy yếu khiến tia cực tím (UV) ngày càng ảnh hưởng gay gắt đến sức khỏe. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây hỏng mắt, không thể chữa trị hoặc thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Việc bảo vệ đôi mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời là rất cần thiết.

uv-and-your-eyes-9766-1394851807.jpg

Hằng Nguyễn (Theo Graphs)

Nguồn http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tia-cuc-tim-gay-hai-mat-nhu-the-nao-2964156.html

Đăng bởi

Cảnh giác ung thư da do bức xạ tia cực tím khi trời nắng nóng

Miền Nam đang vào đỉnh nắng nóng, các chuyên gia cảnh báo ánh mặt trời gay gắt và chỉ số tia cực tím cao có thể khiến da bị cháy, thậm chí ung thư nếu ở ngoài trời quá lâu mà không che chắn.

chong-nang-khi-ra-duong-ngay-he-de-phong-ung-thu-da-1

Bác sĩ khuyên mọi người nên tránh ra đường vào khoảng thời gian từ 10 đến 16h để hạn chế tác hại từ tia cực tím. Ảnh: Trần Ngoan.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn vùng Nam bộ cho biết các tỉnh phía Nam đang trong đợt nắng nóng cực đỉnh của mùa hè. Nhiệt độ đo được ở Đồng Xoài, Bình Phước cao nhất lên đến 40 độ C, trong khi đó nền nhiệt ở TP HCM thấp hơn một chút so với các tỉnh lân cận, dao động từ 36 đến 38,2 độ C. Do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu, nền nhiệt trung bình ở khu vực Nam bộ cũng cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,7 đến 1,5 độ. Lượng mưa đo được đến hết tháng 4 cũng thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước.

Ông Dũng nhìn nhận một vấn đề mới nổi đang được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu là các loại tia bước sóng ngắn từ ánh sáng mặt trời có hại cho sức khỏe con người, chẳng hạn như bức xạ cực tím (UV). Vỏ trái đất có tầng ozone đã cản bớt hầu hết lượng tia UV chiếu xuống trái đất, song càng về giữa trưa, khoảng cách giữa mặt trời và trái đất càng gần cùng với tình trạng bầu khí quyển ngày càng mỏng nên lượng tia cực tím xuyên qua tầng ozon vào trái đất nhiều hơn. Do đó ông Dũng khuyên mọi người cần chú ý hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, nếu có việc cần thiết phải ra đường vào thời điểm này thì nên che chắn cẩn thận để hạn chế tác hại.

Ở góc độ khác, ông Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng thủy văn vùng Nam bộ lưu ý bức xạ mặt trời gia tăng cực điểm vào mùa hè là hiện tượng thời tiết bình thường, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới. Không chỉ riêng Việt Nam mà ở các nước nằm gần đường xích đạo như Thái Lan, Ấn Độ, chỉ số tia UV cũng ở mức cao liên tục từ 11 đến 12.

Ông Quyết giải thích, tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến như Mỹ xếp loại chỉ số tia UV từ 1 đến 12. Trong đó từ 3 trở xuống là bình thường chỉ ảnh hưởng phần nào nếu không che chắn sẽ gây đỏ da, đen, nám. Chỉ số UV càng cao thì càng có hại, đặc biệt vào giữa trưa có thể lên đến 11-12, nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời sẽ làm mắt mờ đi, tia cực tím có thể làm giảm thị lực. Một số trường hợp ra nắng nhiều ngày, kể cả khi tắm biển mà không che chắn có thể dẫn đến ung thư da.

Dù vậy ông Quyết khuyên mọi người không nên quá hoang mang bởi ánh nắng mặt trời nếu ở một mức độ an toàn không những không gây hại mà còn có lợi cho cơ thể, điển hình nhất là lượng vitamin D dồi dào rất tốt cho sức khỏe, ngay cả tia cực tím ở mức độ nhất định cũng có tác dụng diệt khuẩn. Đó là lý do người nước ngoài thích đến Việt Nam phơi nắng, mỗi lần từ 30 đến 40 phút.

che-chan-ky-khi-ra-duong-vao-mua-he-de-tranh-tia-cuc-tim-gay-ung-thu-da

Chỉ số tia UV đo được tại TP HCM từ ngày 7 đến 10/5 dao động từ 9 đến 12, được cảnh báo ở mức nguy hiểm. Ảnh: weatheronline.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da Liễu, Bệnh Viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết tia UV có 3 loại: A, B, C. Tia UVA có bước sóng từ 315 đến 380 nm, có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. UVB có bước sóng từ 280 đến 315 nm, gây say nắng, tổn thương, đen da. UVC bước sóng từ 100 nm đến 280 nm, có thể gây ung thư da.

UV còn gọi là tia tử ngoại hay cực tím tồn tại ở mọi thời điểm trong ngày từ sáng, chiều, tối, kể cả khi trời nắng hay có mây, mưa. Cường độ mạnh nhất là từ 10h đến 14-15h. Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên hạn chế để da trần ra đường vào khoảng thời gian này. Nếu có việc phải ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h nên cân nhắc lựa chọn những biện pháp bảo vệ sau:

– Đội nón rộng vành, chiều rộng vành hơn 2,5 cm, che phủ 2/3 khuôn mặt.

– Sử dụng ô (dù), đeo mắt kính màu sậm hoặc đen, bịt kín khẩu trang. Khẩu trang phải phủ kín mặt, chỉ chừa 2 mắt kính, nên sử dụng loại vải dày, dệt chéo, màu đen, sậm sẽ có tác dụng chống nắng 90%, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng 60%. Không nên chỉ dùng khẩu trang y tế bởi loại này rất mỏng chỉ có tác dụng cản bụi, không giúp chống nắng.

– Nếu có thể, hãy tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây trên đường có bóng mát.

– Sử dụng kem có SPF chống tia UVB và có dấu “*” hoặc “+” chống tia UVA. Cần lựa chọn kem chống nắng có cả 2 đặc tính trên để có thể chống cả tia UVA và B. Lưu ý: Chỉ số SPF càng cao, hiệu quả bảo vệ càng lâu nhưng nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Do vậy, chỉ số này khoảng 15 là được. Lưu ý một số tác dụng phụ của kem chống nắng có thể gây kích ứng da, thoa quá kỹ và dày có thể khiến da không hấp thụ được vitamin D.

Nên thoa kem chống nắng từ 15 đến 20 phút trước khi đi ra ngoài. Kem chỉ có tác dụng trong vòng 2 đến 3 giờ, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới để có tác dụng bảo vệ tốt, nếu không càng dễ bắt nắng. Đối với những người làm việc tại môi trường biển, ẩm ướt hay ra nhiều mồ hôi cứ sau 60 đến 90 phút nên thoa lại kem một lần, tốt nhất nên sử dụng kem chống nắng chống thấm nước. Phụ nữ mang thai và trẻ em cần hết sức cẩn trọng khi dùng kem chống nắng, nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại nào phù hợp.

– Nếu có điều kiện nên uống viên chống nắng có tác dụng bảo vệ từ bên trong với thời gian lâu hơn. Uống trước khi đi nắng khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ, lặp lại sau mỗi 6 tiếng. Thường dùng vào buổi sáng hoặc trưa.

Trần Ngoan

Nguồn http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/canh-giac-ung-thu-da-do-buc-xa-tia-cuc-tim-khi-troi-nang-nong-3398080.html

Đăng bởi

Chữa mù lòa, đục thủy tinh thể bằng tế bào gốc

Nghiên cứu trên trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể bẩm sinh và thỏ mù giác mạc cho thấy tế bào gốc có khả năng hồi phục thị giác mà ít gây rủi ro.